Tứ đại danh viên Trung Quốc
Ngoài tứ đại danh sơn, tứ đại mỹ nhân, tứ đại danh tác, tứ đại danh lâu, tứ đại cố đô... Trung Quốc còn có tứ đại danh viên nổi tiếng là: Di Hòa Viên ở Bắc Kinh, Tị Thử Sơn Trang ở Thừa Đức, Chuyết Chính Viên và Lưu Viên ở Tô Châu.
Di Hòa Viên còn có tên gọi khác là Cung điện mùa hè, Thanh Y Viên, được xây dựng dưới thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên trải dài trên diện tích 2.940 nghìn m2, bên núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh xanh biếc.
Năm 1750, Vua Càn Long nhà Thanh xây Thanh Y Viên để mừng sinh nhật mẹ. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. “Di Hòa Viên” nghĩa là “vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa”, là nơi mà hoàng thân quốc thích đến để vui chơi, giải trí.
Đến với Di Hòa Viên, khu khách được hòa mình vào không gian tuyệt đẹp cùng với kiến trúc độc đáo với sự chặt chẽ và hết sức tinh tế về mặt phong thủy. Không ngoa khi gọi Di Hòa Viên là “resort sang trọng bậc nhất Châu Á”.
Di Hòa Viên có nhiều địa điểm nổi bật để du khách tham quan, chiêm ngưỡng như:
- Khu Đông Cung Môn: nằm ở phía Đông của Di Hòa Viên, vốn là nơi các Hoàng đế nhà Thanh bàn việc triều chính và nghỉ ngơi, bao gồm điện tiếp đại thần, cung điện, sân khấu lớn và hoa viên... Sáu cánh cửa được sơn đỏ cùng với các thanh thẳng tắp phủ sơn vàng - đây là hai màu truyền thống đặc trưng của Trung Hoa. cửa chính treo tấm biển đề 3 chữ vàng lớn “Di Hòa Viên” với viền xung quanh là 9 con rồng biểu tượng cho Hoàng gia. Điện Nhân Thọ là công trình kiến trúc nổi bật nhất trong khu vực này.
- Lạc Thọ Đường: có vị trí tốt nhất trong khuôn viên để bố trí phòng ở và nơi vui chơi. Phía trước là bức hoành đề 3 chữ vàng “Lạc Thọ Đường” - bút thư của Hoàng đế Quang Tự.
- Hồ Côn Minh: là hồ chính của Di Hòa Viên, rộng khoảng 220ha, chiếm 3/4 diện tích khuôn viên.
- Hương Phật Các: Tháp nằm ngay lưng núi Vạn Thọ, được xây dựng trên khu nền cao 21m theo kiến trúc “nhất tọa, bát diện, tam tằng, tứ trọng” cổ điển của các tòa tháp Trung Hoa.
- Thính Li Quán: Đây là nơi mà Càn Long xây dựng làm quà tặng cho Mẫu hậu của mình. '“Li” nghĩa là chim vàng ành, đại diện cho giọng hót hay tuyệt mỹ. “Thính Li Quán” nghĩa là “nơi nghe chim vàng anh hót”.
- Cầu Thập Thất Khổng và Kim Ngưu: là chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 17 nhịp nối bờ với hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh. Cây cầu đá này rộng 8m, dài 150m. Trên lan can cầu là hơn 500 tác phẩm điêu khắc sư tử đá với hình hài, và nét biểu cảm hoàn toàn khác nhau.
Kim Ngưu nằm phía bờ Đông Hồ Côn Minh, và phía Đông Bắc cầu Thập Thất Khổng, được đúc bằng đồng vào năm 1755. Dân gọi là thành “Kim Ngưu”, tương truyền có thể ngăn chặn lũ lụt.
Di Hòa Viên với ba phần tư là mặt nước. Vào mùa đông, nước ở các hồ đều đóng băng, tạo nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo. Di Hòa Viên được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1998.
>> Xem thêm: Di Hòa Viên - Kiến trúc tinh xảo, đậm nét Trung Hoa
Tị Thử Sơn Trang nằm ở huyện Thừa Đức, cách Bắc Kinh 250km, nơi đây được mệnh danh là “Resort” của các bậc đế vương nhà Thanh được bảo tồn nguyên vẹn.
Sơn Trang được xây dựng từ năm 1703 đến 1792, trải dài ba đời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long. Diện tích Tị Thử Sơn Trang gấp đôi Di Hoà Viên và gấp 8 lần công viên Bắc Hải. Sơn Trang gồm hai bộ phận lớn: khu cung điện và khu vườn cảnh. Khu cung điện bao gồm bốn kiến trúc có phong cách cổ phác và điển nhã: Chính Cung, Đông Cung, Tùng Hạc Trai, và Vạn Hác Tùng Phong. Khu vườn cảnh bao gồm hồ, núi, đất bằng. Sơn Trang có nhiều lâu đài điện các, am, miếu, chùa, đạo quán...
Sơn Trang còn là nơi vua cùng quan lại hội ý việc nước, nên có thể gọi là một trung tâm chính trị thứ hai. Quần thể kiến trúc tôn giáo trong Sơn Trang qui tụ các dòng nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Mãn, Hán, Mông, Tạng rất đặc sắc. Năm 1994, Tổ chức Văn hoá Khoa học Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã liệt Tị Thử Sơn Trang vào danh sách di sản văn hoá của thế giới.
Đến Tị Thử Sơn Trang, du khách sẽ được chiêm bái tại Chùa Phổ Ninh là ngôi chùa hoàng gia đầu tiên được xây dựng sau khi xây xong sơn trang nghỉ mát, đã có 250 năm lịch sử. Trong chùa thờ phụng một pho tượng phật bằng gỗ sơn vàng có 42 cánh tay. Tượng cao 22 mét, tỷ lệ cân xứng, tạo hình độc đáo.
Ngoài ra còn có Chùa Phổ Đà là ngôi chùa rộng nhất trong số 12 ngôi chùa ở đây, phong cách kiến trúc của nó được phỏng theo cung Pu Ta La của La Sa Tây Tạng, do đó mới được gọi là Cung Pu Ta La nhỏ, thời bấy giờ, các vương công quý tộc ở Tây Tạng, Thanh Hải... khi đến yết kiến nhà vua đều nghỉ tại đây. Nằm bên cạnh chùa này là chùa Phúc Thọ được xây phỏng theo chùa Cha sư lun pu của Dư ha chơ Tây Tạng, đây là ngôi hành cung do triều nhà Thanh xây dựng cho Pen Sê đời thứ 6 khi đến yết kiến nhà vua.
Thêm vào đó, khu ao hồ trong sơn trang có diện tích 496.000 mét vuông, với các bờ đê và đảo nhỏ chia khu này ra làm 8 hồ với kích thước khác nhau. Khu đồng bằng nằm dưới chân núi rộng 607.000 mét vuông với ba khu: phía Đông có một khu vườn cây cối rậm rạp gọi là Vườn Vạn Thụ- nơi các vị vua thường có các buổi dạ yến, thưởng thức pháo hoa, ca múa nhạc; phía Tây có đồng cỏ làm nơi đua ngựa; phía Bắc có nhiều chùa chiền. Khu núi đồi rộng lớn nhất với diện tích 4,435 triệu mét vuông có hàng trăm lâu đài, đình miếu nằm rải rác trên các sườn núi và thung lũng. Sơn Trang là nơi ăn nghỉ, xử lý công việc và tổ chức các đại lễ, hội kiến sứ thần các nước của các vị hoàng đế nhà Thanh. Hiện nay, khu vực này được sửa chữa và xây dựng sân khấu lớn để du khách thưởng thức những chương trình nghệ thuật và biểu diễn về những câu chuyện kể về các vị vua nhà Thanh.
Sơn Trang còn sở hữu một đoạn trường thành hùng vĩ nhất của dãy Vạn Lý Trường Thành: đoạn Kim Sơn Lĩnh. Đoạn trường thành này được bảo tồn khá nguyên vẹn. Du khách sẽ nhìn thấy những viên gạch xây tường có khắc văn tự từ thời xa xưa, những tháp canh có hình dáng kỳ dị và hướng tầm mắt ra xa ngắm núi non trùng điệp và trường thành vươn xa hun hút. Thừa Đức còn có đồng cỏ Mộc Lan - bãi săn bắn của hoàng gia lớn nhất thế giới. Mùa hè thời tiết mát mẻ, du khách có thể cưỡi ngựa, tìm nấm, chơi trượt trên cỏ. Mùa đông đồng cỏ là nơi tuyệt vời để săn bắn và trượt tuyết.
>> Xem thêm: Tị Thử Sơn Trang - Hành cung vua nhà Thanh
Chuyết Chính Viên ở Tô Châu là một trong 4 khu vườn lớn nhất và đẹp nhất Trung Quốc.
Được lên ý tưởng thiết kế lần đầu vào năm 1509, khu vườn sở hữu khung cảnh tuyệt vời đậm chất nhà Minh. Khu vườn phủ kín hơn 5 ha gồm những rặng tre, lầu hóng mát, hồ sen và các cây cầu xinh xắn nằm rải rác.
Trung tâm của vườn Chuyết Chính Viên là các hồ ao. Ở đây, các hồ ao đều thả sen, mùa hè tỏa hương thơm ngát. Giữa hồ Chính Chuyên Viên có một con thuyền bằng đá, trong khoang thuyền có đặt một chiếc gương lớn phản chiếu mọi cảnh đẹp trên bờ. Mọi công trình kiến trúc, đình, đài, các đều tọa lạc xung quanh, soi bóng mặt hồ. Về kiến trúc, đáng chú ý nhất là Viễn Hương đường có kết cấu khá đặc biệt, lòng nhà không có chiếc cột nào, các cột nhà được bố trí ở 4 hàng lang xung quanh. Bốn mặt của Viễn Hương đường lắp kính nên trông rất thoáng đãng.
Men theo những lối đi và cây cầu quanh co trong khu vườn để khám phá từng công trình một trong tổng cộng mười lầu hóng mát, rất nhiều trong số này có tầm nhìn ra bờ ao duyên dáng. Lầu Phản chiếu Chùa lại có khả năng tạo ra ảo ảnh ba chiều khiến du khách cảm giác như ngôi chùa đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Một trong những điểm thơ mộng nhất nằm ở chính giữa khu vườn. Bên trong Lầu Tỏa Hương gồm bốn cánh cửa mắt cáo để ngỏ mở ra nhiều góc nhìn đặc biệt khắp khu vườn xung quanh. Lầu được đặt theo tên đầm sen thuần khiết nằm cách đó không xa. Mùi thơm dìu dịu từ những đóa sen nở nộ lại tràn ngập trong lầu mỗi khi hè về.
Dừng chân ở Bảo tàng Vườn Tô Châu, được đặt giữa khu nhà ở cũ trong vườn. Bảo tàng mang đến những triển lãm chi tiết thể hiện quá trình phát triển trong phong cách bài trí vườn ở Tô Châu những năm vừa qua.
Chuyết Chính Viên mở cửa hàng ngày và giờ mở cửa thay đổi theo mùa, là điểm đến lý tưởng của du khách.
Cùng với Chuyết Chính Viên, Lưu Viên cũng là 4 khu vườn đẹp nhất Trung Quốc cũng là danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Tô Châu.
Với diện tích 23.310 m², Lưu viên được chia thành 4 khu vực có lối kiến trúc khác biệt nhưng được liên kết với nhau bằng dãy hàng lang dài. Điều này làm cho du khách cảm giác như đang lạc vào một cảnh sắc thiên nhiên vô tận, tuyệt vời.
Ngọn núi Quán Vân Phong cao 9 mét là điểm thu hút nhiều người đến tham quan nhất khi dừng chân ở Lưu Viên.
Ngày nay, Lưu Viên cũng đã được Tổ chức Văn hoá Khoa học Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đưa vào danh sách di sản văn hoá của thế giới.
Ngoài Chuyết Chính Viên, Lưu Viên, ở Tô Châu còn có rất nhiều khi vườn đẹp khác như: vườn Thương Lương của nhà Tống, vườn Sư Tử của nhà Nguyên… Các khu vườn là sự kết hợp của mảng xanh của cây cối với những hồ nước, đường, cầu cống, hang động, núi non, nhà cửa... theo một bố cục chặt chẽ, nhưng vẫn nổi bật được vẻ đẹp của tự nhiên.
Các khu vườn ở Tô Châu cũng là nơi bảo tồn nhiều hình mẫu nhà cổ của văn hóa Trung Hoa qua nhiều triều đại.
1. Di Hòa Viên
Di Hòa Viên còn có tên gọi khác là Cung điện mùa hè, Thanh Y Viên, được xây dựng dưới thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên trải dài trên diện tích 2.940 nghìn m2, bên núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh xanh biếc.
Đến với Di Hòa Viên, khu khách được hòa mình vào không gian tuyệt đẹp cùng với kiến trúc độc đáo với sự chặt chẽ và hết sức tinh tế về mặt phong thủy. Không ngoa khi gọi Di Hòa Viên là “resort sang trọng bậc nhất Châu Á”.
Di Hòa Viên có nhiều địa điểm nổi bật để du khách tham quan, chiêm ngưỡng như:
- Khu Đông Cung Môn: nằm ở phía Đông của Di Hòa Viên, vốn là nơi các Hoàng đế nhà Thanh bàn việc triều chính và nghỉ ngơi, bao gồm điện tiếp đại thần, cung điện, sân khấu lớn và hoa viên... Sáu cánh cửa được sơn đỏ cùng với các thanh thẳng tắp phủ sơn vàng - đây là hai màu truyền thống đặc trưng của Trung Hoa. cửa chính treo tấm biển đề 3 chữ vàng lớn “Di Hòa Viên” với viền xung quanh là 9 con rồng biểu tượng cho Hoàng gia. Điện Nhân Thọ là công trình kiến trúc nổi bật nhất trong khu vực này.
- Lạc Thọ Đường: có vị trí tốt nhất trong khuôn viên để bố trí phòng ở và nơi vui chơi. Phía trước là bức hoành đề 3 chữ vàng “Lạc Thọ Đường” - bút thư của Hoàng đế Quang Tự.
- Hồ Côn Minh: là hồ chính của Di Hòa Viên, rộng khoảng 220ha, chiếm 3/4 diện tích khuôn viên.
- Hương Phật Các: Tháp nằm ngay lưng núi Vạn Thọ, được xây dựng trên khu nền cao 21m theo kiến trúc “nhất tọa, bát diện, tam tằng, tứ trọng” cổ điển của các tòa tháp Trung Hoa.
- Thính Li Quán: Đây là nơi mà Càn Long xây dựng làm quà tặng cho Mẫu hậu của mình. '“Li” nghĩa là chim vàng ành, đại diện cho giọng hót hay tuyệt mỹ. “Thính Li Quán” nghĩa là “nơi nghe chim vàng anh hót”.
- Cầu Thập Thất Khổng và Kim Ngưu: là chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 17 nhịp nối bờ với hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh. Cây cầu đá này rộng 8m, dài 150m. Trên lan can cầu là hơn 500 tác phẩm điêu khắc sư tử đá với hình hài, và nét biểu cảm hoàn toàn khác nhau.
Kim Ngưu nằm phía bờ Đông Hồ Côn Minh, và phía Đông Bắc cầu Thập Thất Khổng, được đúc bằng đồng vào năm 1755. Dân gọi là thành “Kim Ngưu”, tương truyền có thể ngăn chặn lũ lụt.
Di Hòa Viên với ba phần tư là mặt nước. Vào mùa đông, nước ở các hồ đều đóng băng, tạo nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo. Di Hòa Viên được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1998.
>> Xem thêm: Di Hòa Viên - Kiến trúc tinh xảo, đậm nét Trung Hoa
2. Tị Thử Sơn Trang
Tị Thử Sơn Trang nằm ở huyện Thừa Đức, cách Bắc Kinh 250km, nơi đây được mệnh danh là “Resort” của các bậc đế vương nhà Thanh được bảo tồn nguyên vẹn.
Sơn Trang còn là nơi vua cùng quan lại hội ý việc nước, nên có thể gọi là một trung tâm chính trị thứ hai. Quần thể kiến trúc tôn giáo trong Sơn Trang qui tụ các dòng nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Mãn, Hán, Mông, Tạng rất đặc sắc. Năm 1994, Tổ chức Văn hoá Khoa học Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã liệt Tị Thử Sơn Trang vào danh sách di sản văn hoá của thế giới.
Đến Tị Thử Sơn Trang, du khách sẽ được chiêm bái tại Chùa Phổ Ninh là ngôi chùa hoàng gia đầu tiên được xây dựng sau khi xây xong sơn trang nghỉ mát, đã có 250 năm lịch sử. Trong chùa thờ phụng một pho tượng phật bằng gỗ sơn vàng có 42 cánh tay. Tượng cao 22 mét, tỷ lệ cân xứng, tạo hình độc đáo.
Ngoài ra còn có Chùa Phổ Đà là ngôi chùa rộng nhất trong số 12 ngôi chùa ở đây, phong cách kiến trúc của nó được phỏng theo cung Pu Ta La của La Sa Tây Tạng, do đó mới được gọi là Cung Pu Ta La nhỏ, thời bấy giờ, các vương công quý tộc ở Tây Tạng, Thanh Hải... khi đến yết kiến nhà vua đều nghỉ tại đây. Nằm bên cạnh chùa này là chùa Phúc Thọ được xây phỏng theo chùa Cha sư lun pu của Dư ha chơ Tây Tạng, đây là ngôi hành cung do triều nhà Thanh xây dựng cho Pen Sê đời thứ 6 khi đến yết kiến nhà vua.
Thêm vào đó, khu ao hồ trong sơn trang có diện tích 496.000 mét vuông, với các bờ đê và đảo nhỏ chia khu này ra làm 8 hồ với kích thước khác nhau. Khu đồng bằng nằm dưới chân núi rộng 607.000 mét vuông với ba khu: phía Đông có một khu vườn cây cối rậm rạp gọi là Vườn Vạn Thụ- nơi các vị vua thường có các buổi dạ yến, thưởng thức pháo hoa, ca múa nhạc; phía Tây có đồng cỏ làm nơi đua ngựa; phía Bắc có nhiều chùa chiền. Khu núi đồi rộng lớn nhất với diện tích 4,435 triệu mét vuông có hàng trăm lâu đài, đình miếu nằm rải rác trên các sườn núi và thung lũng. Sơn Trang là nơi ăn nghỉ, xử lý công việc và tổ chức các đại lễ, hội kiến sứ thần các nước của các vị hoàng đế nhà Thanh. Hiện nay, khu vực này được sửa chữa và xây dựng sân khấu lớn để du khách thưởng thức những chương trình nghệ thuật và biểu diễn về những câu chuyện kể về các vị vua nhà Thanh.
Sơn Trang còn sở hữu một đoạn trường thành hùng vĩ nhất của dãy Vạn Lý Trường Thành: đoạn Kim Sơn Lĩnh. Đoạn trường thành này được bảo tồn khá nguyên vẹn. Du khách sẽ nhìn thấy những viên gạch xây tường có khắc văn tự từ thời xa xưa, những tháp canh có hình dáng kỳ dị và hướng tầm mắt ra xa ngắm núi non trùng điệp và trường thành vươn xa hun hút. Thừa Đức còn có đồng cỏ Mộc Lan - bãi săn bắn của hoàng gia lớn nhất thế giới. Mùa hè thời tiết mát mẻ, du khách có thể cưỡi ngựa, tìm nấm, chơi trượt trên cỏ. Mùa đông đồng cỏ là nơi tuyệt vời để săn bắn và trượt tuyết.
>> Xem thêm: Tị Thử Sơn Trang - Hành cung vua nhà Thanh
3. Chuyết Chính Viên
Chuyết Chính Viên ở Tô Châu là một trong 4 khu vườn lớn nhất và đẹp nhất Trung Quốc.
Được lên ý tưởng thiết kế lần đầu vào năm 1509, khu vườn sở hữu khung cảnh tuyệt vời đậm chất nhà Minh. Khu vườn phủ kín hơn 5 ha gồm những rặng tre, lầu hóng mát, hồ sen và các cây cầu xinh xắn nằm rải rác.
Men theo những lối đi và cây cầu quanh co trong khu vườn để khám phá từng công trình một trong tổng cộng mười lầu hóng mát, rất nhiều trong số này có tầm nhìn ra bờ ao duyên dáng. Lầu Phản chiếu Chùa lại có khả năng tạo ra ảo ảnh ba chiều khiến du khách cảm giác như ngôi chùa đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Một trong những điểm thơ mộng nhất nằm ở chính giữa khu vườn. Bên trong Lầu Tỏa Hương gồm bốn cánh cửa mắt cáo để ngỏ mở ra nhiều góc nhìn đặc biệt khắp khu vườn xung quanh. Lầu được đặt theo tên đầm sen thuần khiết nằm cách đó không xa. Mùi thơm dìu dịu từ những đóa sen nở nộ lại tràn ngập trong lầu mỗi khi hè về.
Dừng chân ở Bảo tàng Vườn Tô Châu, được đặt giữa khu nhà ở cũ trong vườn. Bảo tàng mang đến những triển lãm chi tiết thể hiện quá trình phát triển trong phong cách bài trí vườn ở Tô Châu những năm vừa qua.
Chuyết Chính Viên mở cửa hàng ngày và giờ mở cửa thay đổi theo mùa, là điểm đến lý tưởng của du khách.
4. Lưu Viên
Cùng với Chuyết Chính Viên, Lưu Viên cũng là 4 khu vườn đẹp nhất Trung Quốc cũng là danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Tô Châu.
Với diện tích 23.310 m², Lưu viên được chia thành 4 khu vực có lối kiến trúc khác biệt nhưng được liên kết với nhau bằng dãy hàng lang dài. Điều này làm cho du khách cảm giác như đang lạc vào một cảnh sắc thiên nhiên vô tận, tuyệt vời.
Ngọn núi Quán Vân Phong cao 9 mét là điểm thu hút nhiều người đến tham quan nhất khi dừng chân ở Lưu Viên.
Ngày nay, Lưu Viên cũng đã được Tổ chức Văn hoá Khoa học Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đưa vào danh sách di sản văn hoá của thế giới.
Ngoài Chuyết Chính Viên, Lưu Viên, ở Tô Châu còn có rất nhiều khi vườn đẹp khác như: vườn Thương Lương của nhà Tống, vườn Sư Tử của nhà Nguyên… Các khu vườn là sự kết hợp của mảng xanh của cây cối với những hồ nước, đường, cầu cống, hang động, núi non, nhà cửa... theo một bố cục chặt chẽ, nhưng vẫn nổi bật được vẻ đẹp của tự nhiên.
Các khu vườn ở Tô Châu cũng là nơi bảo tồn nhiều hình mẫu nhà cổ của văn hóa Trung Hoa qua nhiều triều đại.
Tứ đại danh viên Trung Quốc
Reviewed by Tiểu Bình
on
23:27
Rating:
Cảnh vật thiên nhiên Trung Quốc lớn và hùng vĩ lắm, north vietnam motorbike tours Loop Bike Tours có thể giúp bạn có được những cuộc hành trình đầy thú vị
Trả lờiXóa