Tìm hiểu hương vị đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa
Mỗi quốc gia trên thế giới có nét đặc trưng riêng về văn hóa ẩm thực và Trung Quốc cũng vậy. Có thể nói rằng, ở châu Á, ẩm thực Trung Quốc đa dạng, phong phú và đặc sắc bậc nhất, ít ai sánh kịp, trong đó có nhiều món ăn đã đi vào menu của ẩm thực thế giới như: vịt quay Bắc Kinh, cơm chiên Dương Châu…
Ẩm thực Trung Quốc mang tinh thần dân tộc, hơi thở người dân xứ Trung, hơn cả là đặc trưng vùng miền. Mỗi món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa các hương vị cũng như nguyên liệu, sự tài tình của người nấu. Trong ẩm thực Trung Hoa có 5 hương vị đặc trưng riêng là: cay, mặn, chua, ngọt và vị đắng.
Đối với người Hoa, vị cay phổ biến ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc bao gồm Tứ Xuyên, Hồ Nam, Vân Nam và tỉnh Quảng Tây. Người Hoa nấu vị cay sẽ dùng đến ớt và tiêu. Vị cay có tác dụng kích thích sự thèm ăn đồng thời giải gió và làm nóng cơ thể tốt và giảm bớt sự toát mồ hôi trộm, thúc đầy lưu thông khí và tuần hoàn máu.
Ẩm thực Trung Hoa cũng có vị mặn. Khu vực ven biển và miền Bắc Trung Quốc thường nấu ăn có vị mặn, hầu hết họ sử dụng muối cho các món ăn của mình. Vị mặn có vai trò quan trọng trong ẩm thực, có tác dụng phòng ngừa bệnh, có lợi cho sức khoẻ. Vị mặn giúp giải toả trì trệ của cơ thể. Tuy nhiên, món ăn không nên mặn quá bởi ăn quá nhiều muối có hại cho sức khoẻ.
Miền đông Trung Quốc thường ăn thức ăn có vị ngọt. Các tỉnh ăn ngọt phổ biến là Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và tỉnh Quảng Đông. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị ngọt có tác dụng làm săn chắc cơ thể, làm giảm bớt bệnh tệt và cải thiện tâm trạng con người. Vị ngọt trong ẩm thực Trung Quốc có nguyên liệu từ đường, mật ong và nhiều nguyên liệu khác giúp tăng cường hương vị không chỉ ngọt mà làm món ăn có vị dịu nhẹ.
Khu vực miền Nam Trung Quốc thường ăn các món ăn có vị chua. Các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam ăn chua bằng giấm hoặc chanh. Vị chua trong món ăn có tính năng giúp cho tâm trí con người được thư thái hơn, tốt cho tiêu hoá và giúp hoà tan canxi trong thực phẩm đồng thời kích thích sự thèm ăn. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị chua giúp co ruột, ngăn chặn tiêu chảy, thúc đẩy sự tiết nước bọt và làm dịu cơn khát
Cũng giống như các quốc gia khác, ẩm thực ở Trung Quốc cũng có cách nấu, hương vị khác nhau giữa các vùng. Trong một số món ăn của người Hoa, họ cho thêm vị đắng vào, coi như là phương thuốc chữa bệnh. Vị đắng làm cho món ăn tươi ngon hơn, giúp củng cố dạ dày, thúc đẩy sự tiết nước bọt.
Ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng đa dạng, phong phú và đặc sắc. |
Vị cay
Đối với người Hoa, vị cay phổ biến ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc bao gồm Tứ Xuyên, Hồ Nam, Vân Nam và tỉnh Quảng Tây. Người Hoa nấu vị cay sẽ dùng đến ớt và tiêu. Vị cay có tác dụng kích thích sự thèm ăn đồng thời giải gió và làm nóng cơ thể tốt và giảm bớt sự toát mồ hôi trộm, thúc đầy lưu thông khí và tuần hoàn máu.
Vị mặn
Ẩm thực Trung Hoa cũng có vị mặn. Khu vực ven biển và miền Bắc Trung Quốc thường nấu ăn có vị mặn, hầu hết họ sử dụng muối cho các món ăn của mình. Vị mặn có vai trò quan trọng trong ẩm thực, có tác dụng phòng ngừa bệnh, có lợi cho sức khoẻ. Vị mặn giúp giải toả trì trệ của cơ thể. Tuy nhiên, món ăn không nên mặn quá bởi ăn quá nhiều muối có hại cho sức khoẻ.
Vị ngọt
Miền đông Trung Quốc thường ăn thức ăn có vị ngọt. Các tỉnh ăn ngọt phổ biến là Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và tỉnh Quảng Đông. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị ngọt có tác dụng làm săn chắc cơ thể, làm giảm bớt bệnh tệt và cải thiện tâm trạng con người. Vị ngọt trong ẩm thực Trung Quốc có nguyên liệu từ đường, mật ong và nhiều nguyên liệu khác giúp tăng cường hương vị không chỉ ngọt mà làm món ăn có vị dịu nhẹ.
Vị chua
Khu vực miền Nam Trung Quốc thường ăn các món ăn có vị chua. Các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam ăn chua bằng giấm hoặc chanh. Vị chua trong món ăn có tính năng giúp cho tâm trí con người được thư thái hơn, tốt cho tiêu hoá và giúp hoà tan canxi trong thực phẩm đồng thời kích thích sự thèm ăn. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị chua giúp co ruột, ngăn chặn tiêu chảy, thúc đẩy sự tiết nước bọt và làm dịu cơn khát
Vị đắng
Cũng giống như các quốc gia khác, ẩm thực ở Trung Quốc cũng có cách nấu, hương vị khác nhau giữa các vùng. Trong một số món ăn của người Hoa, họ cho thêm vị đắng vào, coi như là phương thuốc chữa bệnh. Vị đắng làm cho món ăn tươi ngon hơn, giúp củng cố dạ dày, thúc đẩy sự tiết nước bọt.
Tìm hiểu hương vị đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa
Reviewed by Tiểu Bình
on
00:50
Rating:
Không có nhận xét nào: