Top Ad unit 728 × 90

Mới cập nhật

Đất nước & Con người

Lễ hội Ngưu Lang -Chức Nữ: Valentine độc đáo của Trung Quốc

Trung Quốc có rất nhiều lễ hội và diễn ra liên tục trong năm như: Lễ hội mùa xuân, Lễ hội đèn lồng, Lễ hội trăng rằm, Lễ hội đua thuyền, Tết thanh minh… Thật thiếu sót nếu không kể đến Lễ hội Ngưu Lang - Chức Nữ được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Đây được xem là lễ hội Valentine độc đáo của Trung Quốc.

Nguồn gốc


Tên gọi của lễ hội này bắt nguồn từ truyền thuyết về tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ. Theo đó, ngày xưa dưới hạ giới có chàng chăn bò trẻ tuổi tên là Ngưu Lang. Vì quá say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải là Chức Nữ nên Ngưu Lang đã bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên đã trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng biết chuyện đã giận dữ và bắt cả hai phải ở cách xa nhau. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7/7 âm lịch.

Lễ hội Ngưu Lang-Chức nữ bắt nguồn từ truyền thuyết cùng tên
Khi tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ đã khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần và hóa thành cơn mưa, được những người dưới trần gian đặt tên là mưa Ngâu. Tuy nhiên, lúc này sông Ngân hà trên thiên đình không có cây cầu nào nên Ngọc Hoàng đã ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang - Chức Nữ được gặp nhau.

Những người thợ mộc dưới trần thế được đưa lên để xây cầu. Nhưng vì mạnh ai nấy làm, không ai chịu nghe ai nên họ cãi nhau chí chóe, đến kỳ hạn mà cầu vẫn chưa được xây xong. Ngọc Hoàng bực tức đã bắt những người thợ mộc hóa kiếp làm quạ để lấy đầu làm cầu cho Ngưu Lang-Chức Nữ gặp nhau.

Trở thành Valentine phương Đông


Lễ hội Lưu Lang - Chức Nữ này chỉ dành cho các cặp trẻ yêu nhau. Đây là dịp mà các bạn trẻ Trung Quốc bày tỏ tình cảm với người mình yêu, tặng nhau những món quà và thực hiện các phong tục truyền thống như nhuộm tóc, té nước, buộc chỉ vào cây kim… Ngày 7/7 cũng được gọi bằng cái tên “Lễ hội con gái”. Từ rất lâu, các cô gái Trung Quốc luôn muốn học nữ công gia, đặc biệt là dệt vải.

Vào đêm Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, các cô gái chưa lập gia đình hướng về ngôi sao Chức Nữ để cầu nguyện cho mình trở nên thông minh. Khi ngôi sao Ngưu Lang lên cao trên bầu trời, cô gái sẽ đặt một cái kim lên mặt nước và tin rằng, nếu kim chìm thì cô đã đủ chín chắn để đi tìm cho mình một nửa kia làm chồng. Một số vùng ở Trung Quốc còn cho rằng, trang trí những bông hoa trên sừng con trâu ngày Valentine này sẽ ngăn chặn được nhiều thiên tai.

Nhiều nước ở châu Á cũng chọn ngày 7/7 âm lịch hằng năm là Valentine. Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi, Nhật Bản có Tanabata, Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc thì khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch. Cũng giống như ngày lễ Valentine của Phương Tây, Ngày thất tịch cũng là ngày dành cho những người yêu nhau. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn. Ngày này tại Việt Nam được gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu".

Vào ngày này những cặp đôi yêu nhau thường đến chùa và làm lễ, cầu mong cho tình duyên được son sắt.Vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm nếu trời không mưa, những cặp đôi thường ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ và thề hẹn.
Lễ hội Ngưu Lang -Chức Nữ: Valentine độc đáo của Trung Quốc Reviewed by Tiểu Bình on 18:53 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Xem tất cả
All Rights Reserved by Kênh thông tin du lịch Trung Quốc © 2016

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.