Top Ad unit 728 × 90

Mới cập nhật

Đất nước & Con người

Các lễ hội đặc sắc của người Trung Hoa

Tại Trung Quốc, một năm thường diễn ra rất nhiều lễ hội thể hiện nét văn hóa riêng biệt cũng như tín ngưỡng có từ lâu đời. Có thể nói, nơi đây là “mảnh đất của lễ hội” vì du khách đến vào tháng nào trong năm cũng thú vị và ngạc nhiên với những gì ở đất nước này mang lại.


Lễ hội được nói đến đầu tiên ở đây là lễ hội thuyền rồng, mang đậm tính dân tộc và truyền thống cao. Từ xa xưa, Rồng là một con vật linh thiêng trong lòng người dân Trung Hoa, rồng tượng trưng cho sự uy dũng, trang nghiêm và sung túc. Vì thế, con Rồng luôn hiện hữu trong tâm trí của người Hoa.

Lễ hội thuyền rồng
Lễ hội thuyền rồng được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ hằng năm. Lễ hội thuyền rồng được tổ chức lần đầu tiên ở Phiên Ngu, nơi sản sinh ra nền văn hóa thuyền rồng mang đậm bản sắc văn hóa Trung Quốc.

Lễ hồi thuyền rồng gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, những ngư dân sẽ dâng hương cúng như thể hiện sự kính trọng của họ đến với tổ tiên, các vị thần linh của sông và biển cả. Nó được xem là phần rất quan trọng của ngày hội. Tiếp theo đó sẽ diễn ra phần hội, chính là sự thi tài đua ghe của các ngư dân, diễn ra rất gay gắt và thu hút được sự chú ý của nhiều người dân. Ngoài những hoạt động trên, trong lễ hội còn có uống rượu, thi nấu cơm trên thuyền rồng, hay cuộc thi điêu khắc đầu rồng,..

Người Trung Quốc còn có lễ hội lồng đèn đỏ được diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch hằng năm. Đây được coi là sự kiện vui nhất và sôi nổi nhất dịp đầu năm của người Trung Quốc. Từ mấy ngày trước hội, tại nhiều tỉnh thành, người dân đã tưng bừng chuẩn bị cho lễ hội.

Lễ hội lồng đèn đỏ
Tại Thâm Quyến, phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung quốc, người dân đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lễ sôi nổi nhất đầu năm. Các màn biểu diễn dân gian là không thể thiếu trong dịp này như cuộc trình diễn ở Hoa Liên đã diễn ra trong nhiều năm và thu hút khá nhiều người tới xem.

Hàng nghìn chiếc đèn lồng sẽ được thắp sáng trong Lễ hội, tạo thành một "bữa tiệc nghệ thuật" hoành tráng cho người dân địa phương và du khách. Và một triển lãm kéo dài 4 ngày với các tiết mục như thả đèn lồng trên sông, đèn lồng trên băng và có nhiều hình dáng đèn lồng độc đáo khác cũng được trưng bày.

Người Trung Quốc xưa tin rằng đèn lồng xua đuổi ma quỷ và mang lại bình yên cũng như hạnh phúc cho người dân.

Lễ hội cháo cầu may hay còn gọi là cháo Laba. Đây cũng được coi là lễ hội đặc sắc ở Bắc Kinh. Vào ngày thứ tám của tháng thứ 12 theo lịch âm Trung Quốc là ngày hội Cháo Laba được tổ chức tại một ngôi chùa ở thủ đô Bắc Kinh. Vào 8 giờ 30 phút sáng, các vị lạt ma của chùa Yonghegong Lama Bắc Kinh bắt đầu mang cháo ra phục vụ du khách tham gia lễ hội. Rất nhiều người dân đến đây xếp hàng để ăn cháo miễn phí.

Lễ hội cháo cầu may
Người ta tin rằng Cháo Laba có thể mang lại cho mọi người của cải và sự bội thu trong năm tới. Và nó cũng rất dinh dưỡng. Cháo Laba thường được nấu bằng gạo, đậu đỏ, quả hạch và hoa quả khô. Và loại cháo đặc biệt do chùa Yonghegong Lama phục vụ ở đây có đến 30 loại nguyên liệu. Hương vị của nó thực sự hấp dẫn.

Tương truyền, nguồn gốc lễ hội này xuất phát từ Ấn Độ: Trên đường Thích Ca Mâu Ni đi tìm đường giác ngộ, ông đói và kiệt sức nên đã nằm lại bên một con sông. Một cô gái chăn cừu tìm thấy và đã chia sẻ với ông bữa trưa của mình –bát cháo được nấu bằng gạo và đậu. Sau đó, Thích Ca Mâu Ni đã có thể tiếp tục cuộc hành trình và đạt tới sự giác ngộ, trở thành Đức Phật trong ngày thứ tám của tháng âm lịch cuối cùng.

Lễ hội Toucheng Chiang Ku cũng là lễ hội lớn của Trung Quốc. Lễ hội có nguồn gốc từ nhà Ching (1820 -1850), một người tên là Wu Sha dẫn đầu một nhóm người di cư từ Trung Quốc đến Yilan. Lễ Toucheng Chiang Ku được tổ chức để cúng cho những linh hồn lang thang trong tháng cô hồn và tránh điều không may.

Lễ hội Toucheng Chiang Ku
Chiang Ku, một cuộc thi giật đồ cúng và cờ từ các tháp tre cao để tỏ lòng tôn kính với những linh hồn lang thang. Có hai loại tháp, một loại được gọi là "Fan Peng", cao khoảng 6 mét, với một giỏ gạo lớn được đặt trên đỉnh. Sau một nghi thức được thực hiện bởi các thầy tu, người ta tin rằng bóng ma lang thang đã ăn và sẽ không làm hại họ.

Loại thứ hai "Ku Peng", cao khoảng 12 mét. Nhiều đồ cúng gồm thịt gà, vịt, thịt heo, hải sản, bánh bao, v.v... được treo trên đỉnh, vàng và 1 lá cờ nhỏ được gắn lên. Người ta tin rằng treo cờ lên một thuyền đánh cá sẽ an toàn và đánh bắt được nhiều.

Mỗi đội có 5 người tạo thành 1 kim tự tháp, dùng dây để leo lên. Tháp được bôi mỡ bò để gây khó khăn có các đội. Khi các đội lên đến chân cột, họ tiếp tục leo lên tháp cao để lấy cờ, ném đồ cúng đám đông bên dưới. Khi lấy được lá cớ cũng là lúc buổi lễ kết thúc. Các đội chơi đòi hỏi phải có sức mạnh, kỹ năng, dũng cảm và tinh thần đồng đội.

Sau khi kết thúc cuộc thi, vì sợ những linh hồn lang thang sẽ không muốn quay trở lại âm phủ, người ta làm lễ thần Chung Kuei (một vị thần bảo vệ con người khỏi ma quỉ) để đưa tiễn các bóng ma.

Trên đây là các lễ hội lớn ở Trung Quốc mà khi du lịch Trung Quốc, bạn rất dễ thấy những phong tục, tập quán và có những lễ hội tương tự như ở Việt Nam.
Các lễ hội đặc sắc của người Trung Hoa Reviewed by Tiểu Bình on 19:14 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Xem tất cả
All Rights Reserved by Kênh thông tin du lịch Trung Quốc © 2016

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.