Top Ad unit 728 × 90

Mới cập nhật

Đất nước & Con người

Người Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Tết Nguyên Đán là một ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Quốc tính theo âm lịch. Tết Nguyên Đán thường kéo dài trong 15 ngày kể từ ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, và dao động trong khoảng từ ngày 21 tháng Một đến ngày 21 tháng Hai dương lịch.

Là quốc gia có phong tục tạp quán lâu đời và trọng lễ nghĩa nên Tết đến, người Trung chuẩn bị rất chu đáo và tinh tươm.

Trước hết ở khâu quét dọn và trang trí nhà cửa, người Trung rất coi trọng việc này với niềm tin rằng việc dọn dẹp nhà tại thời điểm này của năm sẽ "quét sạch những điềm xấu, không may" đã tích lũy trong cả năm cũ. Nhà cửa được lau dọn sạch sẽ để sẵn sàng đón những điềm may mắn sẽ đến trong năm mới.

Trang trí nhà cửa
Sau khi quét dọn, người Trung bắt đầu trang trí nhà cửa với 2 tông màu chủ đạo: đỏ và vàng. Đồng thời 2 màu sắc trên còn là biểu tượng trong văn hóa Trung Quốc. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tràn đầy năng lượng, vì vậy khi nò thường được làm màu trang trí cho những chiếc đèn lồng, những câu đối hay pháo hoa và cả phong bao lì xì nữa. Đèn lồng đỏ được dùng trong hầu hết những ngày lễ ở Trung Quốc đặc biệt không thể thiếu trong năm mới. Dây pháo được làm từ giấy đỏ khi đốt sẽ phát ra tiếng nổ sẽ xua đuổi tà ma, những gì đen đủi của năm cũ sẽ bị xóa hết, mong cho năm mới gặp nhiều may mắn hơn. Còn màu vàng thì tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý, ấm no, hạnh phúc. Dùng màu sắc này để trang trí lên các hộp bánh kẹo, mâm quả ngày tết hay trên những bộ quần áo để chào đón năm mới may mắn.


Trước Tết Nguyên Đán, người Trung còn đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp âm lịch với các mâm đồ lễ gồm trái cây, kẹo, nước, cá chép và các thực phẩm khác để cúng Ông Táo. Người Trung cũng có tục cúng Giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Món ăn trong ngày Tết Nguyên Đán của người Trung cũng rất da dạng, đặc sắc, mang hơi thở Trung Hoa như: Sủi cảo, bánh niên cao, cá, hàu khô, mỳ trường thọ, bánh há cảo. Bánh sủi cảo là loại bánh có vỏ làm từ bột gạo, bao bọc bên trong là nhân được làm từ thịt băm cùng rau. Mong muốn rằng các thành viên trong gia đình luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Cá (thường là cá chua ngọt) là món ăn tượng trưng cho sự may mắn khác vì theo cách đọc của người Trung thì nó có âm giống với từ "ngọc" - giàu sang, khi ăn nên ăn nguyên cả con. Ăn cả đầu và đuôi, họ mong năm mới đến sẽ mang lại hạnh phúc từ đầu đến cuối.


Tết Nguyên Đán cũng có múa lân nhằm mục đích xua tan xui xẻo, đen đủi của năm cũ và chào đón năm mới với nhiều may mắn hơn.


Thêm vào đó, người Trung còn có tục đi chùa hay đền thờ để cầu may mắn vào dịp Tết.


Phong bao lì xì là vật không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của Trung Quốc. Phong tục này không chỉ dành riêng cho trẻ em mà được tặng cho bất cứ thành viên nào, bao lì xì được trang trí bên ngoài là màu đỏ tượng trưng cho may mắn. Mỗi thành viên có thể trao may mắn cho nhau.


Về trang phục, ngày Tết Nguyên Đán người Trung cũng ăn mặc lịch sự, nhã nhặn trong đó có mặc cả sườn sám – quốc phục của đất nước.

Là láng giềng của nhau, hành thức đón Tết Nguyên Đán của người Trung cũng ảnh hưởng đến Việt Nam đến 90%.
Người Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán như thế nào? Reviewed by Tiểu Bình on 01:23 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Xem tất cả
All Rights Reserved by Kênh thông tin du lịch Trung Quốc © 2016

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.