Di sản thế giới được tổ chức
UNESCO công nhận tại Trung Quốc không thể không nhắc đến Thập Tam Lăng nằm trên núi Yên Sơn vùng ngoại ô tây bắc Bắc Kinh, đây là nơi mai táng 13 vị hoàng đế, 23 hoàng hậu, 1 quý phi và 10 hoàng phi triều Minh.
Người khởi đầu xây dựng Thập Tam Lăng là Minh Thành Tổ Chu Đệ, vua thứ ba của triều Minh. Ông bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình lớn nhất tại đây từ năm 1409 gọi là Trường Lăng, các đời vua kế tiếp cũng đều xây lăng mộ cho đến 1644, cả khu rộng trên 40 km2 với tường thành bao bọc dài 40 km. Mỗi lăng mộ tọa lạc trên một gò cao và nối với lăng mộ khác bằng lối đi gọi là “thần đạo”. Hai bên thần đạo có hai hàng tượng lính gác, lạc đà, voi, và quái thú bằng đá để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540, cao 14 mét, và rộng 19 mét.
|
Trong ảnh là bức tranh toàn thể Thập Tam Lăng trong tranh thủy mặc (1875-1908). (Ảnh: Wikimedia Commons). |
Hiện chỉ có 3 trong số 13 lăng mộ thuộc quần thể này mở cửa cho công chúng tham quan. Đó là
Trường Lăng của Vĩnh Lạc Đế (hoàng đế thứ ba của nhà Minh),
Định Lăng của Vạn Lịch Đế (hoàng đế thứ 13) và
Chiêu Lăng của Long Khánh Đế (vị hoàng đế thứ 12).
Về
Trường Lăng, đây là lăng lớn nhất trong số 13 lăng nhà Minh. Chỉ mất 5 năm để xây lăng nhưng phải mất 18 năm để hoàn thành Điện Linh Ân. Công trình này có diện tích gần 1.956 m2, gần bằng Điện Thái Hòa trong
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, về mặt kiến trúc, Điện Linh Ân hơn hẳn Điện Thái Hòa vì các cột trong điện đều được làm bằng gỗ cây tuyết tùng (một loại cây gỗ mềm rất bền và tốt) mang từ Nepal về. Mặc dù lăng mộ chưa được khai quật hết, nhưng công chúng vẫn có thể vào được hầm mộ (huyền cung) để tham quan. Người ta cũng đã tìm thấy ở đây hơn 3.000 đồ tùy táng.
|
Điện Linh Ân ở Trường Lăng chụp năm 1871. (Ảnh: Wikimedia Commons). |
Không như Trường Lăng,
Định Lăng đã được các nhà khảo cổ khai quật hoàn toàn. Đây là lăng tẩm lớn thứ 3 trong quần thể lăng mộ nhà Minh, chỉ sau Trường Lăng và Vĩnh Lăng.
|
Cổng vào Định Lăng |
Theo các tài liệu lịch sử, việc xây dựng lăng này tốn hơn 300 tấn bạc, tương đương thu nhập từ thuế trong hai năm của triều đình nhà Minh dưới thời hoàng đế Vạn Lịch. Hầm mộ của Định Lăng nằm sâu dưới lòng đất 27 m, bao gồm 5 điện được xây hoàn toàn bằng đá mà không hề có một cột chống hay trụ đỡ nào. Điện to và quan trọng nhất là hậu điện, nơi đặt quan tài của hoàng đế Vạn Lịch và hai hoàng hậu. Trong điện còn cất giữ 26 hòm gỗ sơn son đựng khoảng 3.000 đồ tùy táng quý giá.
|
Chiêu Lăng. (Ảnh: Cultural China). |
Trong số ba lăng tẩm mở cửa cho du khách tham quan,
Chiêu Lăng có quy mô nhỏ nhất. Điểm nổi bật ở lăng tẩm này là quan tài của hoàng đế được đặt ở một nơi có hình trăng lưỡi liềm độc nhất vô nhị. Điểm thú vị khác nữa là công trình trên mặt đất, dù mới được xây dựng lại, thể hiện bố cục điển hình của các lăng tẩm thời nhà Minh.
Nếu một lần được đến Trung Quốc, bạn nhớ ghé đến Thập Tam Lăng một lần cho biết nhé. 13 ngôi lăng mộ màu vàng chói lọi nằm giữa núi non, các kiến trúc lăng tẩm hòa nhập với phong cảnh thiên nhiên là nét điển hình của kiến trúc lăng tẩm của đế vương Trung Quốc.
Không có nhận xét nào: