Top Ad unit 728 × 90

Mới cập nhật

Đất nước & Con người

Đột nhập Tử Cấm Thành vào nơi thâm cung

Tử Cấm Thành ở Trung Quốc được xem là nơi nội bất xuất ngoại bất nhập, kín cổng cao tường, thành sâu hào cao nên người thường khó lòng lọt vào. Tổng công trình sư toàn bộ kiến trúc đồ sộ đó là người gốc Việt. Được xây dựng dưới triều Minh. Tử Cấm Thành trải qua 2 triều đại cuối cùng của Trung Quốc: Minh - Thanh. Những vụ án nơi thâm cung bí sử pha màu Phật giáo, Đạo giáo... luôn mơ hồ và với nhiều giả thiết khiến người đời phải nghi ngờ.

Vụ án nhà sư đột nhập Tử Cấm Thành

Sau khi Càn Long mất, chính sự triều đình dường như ngả nghiêng lung lay. Nhất là từ sau vụ án xử tham quan Hòa Thân (người được ví còn giàu hơn Vua) đình đám bậc nhất Trung Quốc. Gia Khánh phải đối phó với nhiều tông giáo, hội kín được thành lập và ra đời liên tục với những nhu cầu khác nhau. Nhưng trong đó, có những tổ chức hội kín phản Thanh phục Minh lớn mạnh tạo được thanh thế lớn.

Tổng thể Tử Cấm Thành vô cùng rộng lớn nhìn từ trên cao
Khởi điểm là tăng nhân Hồng Ngọc, muốn vào trong Tử Cấm Thành nên thường niệm trú, kinh kệ với lòng tin rằng sẽ đi lọt qua quân lính bảo vệ thành nên thường đi tới cửa Tây Hoa Môn đòi vào trong. Quân lính ngăn lại nhưng vẫn không chịu thoái lui mà thường nói năng lung tung, vung lời thóa mạ. Hộ quân Tử Cấm Thành đành phải bắt giam vào ngục, tra hỏi, thẩm vấn. Sau đó được quản thúc tại Xương Bình Châu.

Liên hồi kỳ án

Vào năm Gia Khánh, lại một vụ án tăng nhân xuất hiện đột nhập vào cung cấm. Gây nghi ngờ và lo lắng cho sự an toàn của Hoàng đế và gia tộc trong Tử Cấm Thành. Hòa thượng tên Liễu Hữu thường đi vân du khắp nơi, biết nhiều đạo thuật. Đồng thời, những chuyến đi với mục đích vừa truyền bá phật pháp, vừa thăm thú cảnh trí của thiên hạ. Chợt một hôm, ông có ước muốn diện kiến Hoàng thượng để được ban thưởng nên đã đến Bắc Kinh để xin vấn kiến.

Nhà sư thường quỳ ở cưa Đông Hoa Môn để đòi gặp nhà vua. Cửa thành vẫn không hề suy xuyển. Mặc dù vậy, ông vẫn không hề nản lòng mà vẫn kiên trì chấp đạo, một lòng hướng đến ý nghĩ kỳ quặc để gặp vua.

Sau một thời gian, nhà sư đã trà trộn vào đội Bát Thành và lọt được vào cung. Nhưng sau đó bị phát hiện và bị bắt. Mục đích gặp được Hoàng đế bất thành, ông bị phạt trượng, đeo gông và bị đi đày biệt xứ.

Tuy vậy, chính Liễu Hữu đã cảnh báo với quan quân triều đình và chính vua Gia Khánh về mức độ an toàn của hoàng cung, mật thất. Không phải khó khăn lọt qua Tử Cấm Thành như người thường vẫn đồn đoán và thêu dệt.
Đột nhập Tử Cấm Thành vào nơi thâm cung Reviewed by Tiểu Bình on 01:49 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Xem tất cả
All Rights Reserved by Kênh thông tin du lịch Trung Quốc © 2016

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.